Hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn GTGT

Hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn GTGT như: Viết sai mã số thuế, sai thuế suất, sai tiền thuế, sai ngày tháng, sai tên Công ty, sai địa chỉ, sai tên hàng hóa, sai số lượng, sai đơn giá, sai hình thức thanh toán, sai số tiền bằng chữ, sai tên người mua hàng…theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 119, Thông tư 26.

 

Kể từ ngày 1/6/2014 theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

Thường sẽ có các trường hợp viết sai hóa đơn GTGT như sau:
 
I. Hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống:

Lỗi sai: Dù là sai tiêu thức nào (Sai ngày tháng, sai MST, sai số tiền, sai thuế suất ....) -> Nhưng chưa xé khỏi cuống thì cũng xử lý như sau :

Cách xử lý:
Bước 1: - Chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ hóa đơn viết sai đó.
Bước 2: - Lập lại hóa đơn mới là xong.

VD: Ngày 22/4/2016 bạn viết sai hóa đơn số 0000089 (Sai tên hàng  hóa). Thì bạn chỉ cần gạch chéo hóa đơn đó và xuất 1 hóa đơn mới thay thế là xong nhé.

Chú ý: Những hóa đơn viết sai mà chưa xé khỏi cuống thì các bạn phải gạch chéo nhé.
 
II. Hóa đơn viết sai nhưng đã xé khỏi cuống:
 
1. Trường hợp chưa giao cho khách hàng và chưa kê khai thuế:

Cách xử lý:
Bước 1: - Gạch chéo 3 liên của hóa đơn viết sai đó.
Bước 2: - Kẹp lại vào quyển hóa đơn (Nhớ là phải gạch chéo và lưu trữ để sau này giải trình).
Bước 3: - Lập lại hóa đơn mới.

2. Trường hợp đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai:

Cách xử lý:
Bước 1: - Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai (không phải lập biên bản hủy hóa đơn).

Bước 2: - Lập lại hóa đơn mới, (Lập vào ngày hiện tại nhé và hai bên dùng hóa đơn mới để khai thuế)

Chú ý: Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hoá đơn lập sai đó. (Có thể kẹp vào quyển hóa đơn để giải trình)

VD: Ngày 22/4 bạn xuất 1 hóa đơn số 000089. Nhưng đến ngày 30/4 bạn phát hiện ra hóa đơn đó bị sai (Dù là lỗi sai gì cũng xử lý như nhau nhé) -> Lập biên bản thu hồi hóa đơn và xuất 1 hóa đơn mới thay thế vào ngày 30/4.
 
3. Trường hợp đã giao cho khách hàng và đã kê khai thuế:

Chú ý: Dù là 1 bên hoặc cả 2 bên đã kê khai thì đều xử lý như sau nhé:

a. Nếu hóa đơn viết sai ngày tháng, mã số thuế, tên hàng hóa, đơn vị tính…(Sai sót Không ảnh hưởng đến số tiền)

Cách xử lý:
Bước 1: - Hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai

Bước 2: - Người bán lập hóa đơn điều chỉnh: Hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung ghi sai; nội dung điều chỉnh; số hóa đơn, ký hiệu…

VD: Điều chỉnh mã số thuế của hóa đơn số ... ký hiệu .... ngày tháng ...từ ... thành....

Kê khai thuế: Kê khai hóa đơn điều chỉnh vào kỳ hiện tại: Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra. Bên mua kê khai vào bảng kê mua vào (Chỉ tiêu: Doanh thu hoặc Giá trị hàng hóa mua vào và thuế GTGT ghi bằng "0").
Lưu ý: Hiện tại trên phần mềm HTKK 3.4.1 đã bỏ các phụ lục nên những hóa đơn điều chỉnh như này (Hóa đơn điều chỉnh không ảnh hưởng đến số tiền, tiền thuế) thì các bạn không cần phải kê khai trên Tờ khai 01/GTGT, mà chỉ cần lưu cùng với hóa đơn sai để sau này giải trình.

VD: Ngày 15/3 bạn xuất hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P và hóa đơn đó đã kê khai vào Qúy 1/2016. Đến ngày 21/5 bạn phát hiện bị sai mã số thuế.
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn (mẫu như trên)
- Lập hóa đơn điều chỉnh cụ thể như sau:

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

                                                                                                        Ký hiệu:TU/16P
                                                         Liên 1: Lưu                                  Số:  0000589

Ngày 21 tháng 5 năm 2016
 

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY ĐẠI THÀNH
Mã số thuế: 0106208569
Địa chỉ: 282 Phường 9 ,Quần 3,Tp HCM

Điện thoại:.. .Số tài khoản..

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Hoang Nam
Tên đơn vị: Công ty TNHH THÀNH PHONG
Mã số thuế:
 0106323653 (Ghi lại MST đúng)
Địa chỉ: Số 110, Trường Sơn, Quận 5, TP.HCM

Hình thức thanh toán:..CK..........Số tài khoản: ...711A26956789

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị
tính

Số
lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4x5

01 

Điều chỉnh mã số thuế người mua của hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P, ngày 15/3 từ 0106323236 thành 0106323653

\

\

\

\

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                    Cộng tiền hàng:                                          \

Thuế suất GTGT:    \     %  , Tiền thuế GTGT:                                 \

Tổng cộng tiền thanh toán:                                                 \
Số tiền viết bằng chữ:         \


Kê khai thuế: Không cần kê khai hóa đơn điều chỉnh này (Vì trên phần mềm HTKK 3.4.1 đã bỏ các phụ lục nên các bạn chỉ cần lưu lại cùng với hóa đơn viết sai, biên bản điều chỉnh để sau này giải trình)



 

Lưu ý: Kể từ ngày 1/1/2015 theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015: (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2014/TT-BTC):

- Trường hợp hóa đơn đã lập 
có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

 
b. Nếu hóa đơn viết sai thuế suất, đơn giá, thành tiền … (Ảnh hưởngđến số tiền và tiền thuế):

Cách xử lý:
Bước 1: - Hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai,
Bước 2: - Người bán phải lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điều chỉnh ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). 

Khi kê khai: Kê khai vào kỳ hiện tại: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào trên bảng kê. 

VD: Ngày 15/3 bạn xuất hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P và hóa đơn đó đã kê khai vào Qúy 1/2016. Đến ngày 21/5 bạn phát hiện bị sai tiền thuế. (Cụ thể: Số tiền thuế đúng phải là 1.400.000, nhưng trên hóa đơn viết sai là 1.100.000 -> Như vậy phải lập hóa đơn điều chỉnh tăng thêm 300.000)
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn (mẫu như trên)
- Lập hóa đơn điều chỉnh cụ thể như sau:

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

                                                                                                        Ký hiệu:TU/16P
                                                         Liên 1: Lưu                                  Số:  0000589

Ngày 21 tháng năm 2017
 

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY ĐẠI THÀNH
Mã số thuế: 0305620255
Địa chỉ: 173, Đường Lương Đình Của, Q. 5, TP. HCM

Điện thoại:..0984.322.539 .Số tài khoản..711A26950578

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Minh Tâm
Tên đơn vị: Công ty TNHH NAM SƠN
Mã số thuế: 0305205200
Địa chỉ: Số 170, Đường Tân Sơn ,QTân Bình,Tp HCM

Hình thức thanh toán:..CK..........Số tài khoản: ...711A26956789

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị
tính

Số
lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4x5

01 

Điều chỉnh tăng số tiền thuế của hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P, ngày 15/3 từ 1.100.000 thành 1.400.000

\

\

\

\

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                    Cộng tiền hàng:                                          \

Thuế suất GTGT:    \     %  , Tiền thuế GTGT:                                 300.000

Tổng cộng tiền thanh toán:                                                 300.000
Số tiền viết bằng chữ:         Ba trăm nghìn đồng chẵn.


Kê khai thuế: Kê khai hóa đơn điều chỉnh đó vào quý 2/2016 (Vì hóa đơn điều chỉnh ngày 21/5/2016). Kê khai vào cột: Thuế GTGT: 300.000. Cột doanh thu hoặc giá trị hàng hóa mua vào bằng 0.

- Hóa đơn điều chỉnh tăng thì các bạn kê khai như hóa đơn bình thường.

Chú ý: Nếu là hóa đơn điều chỉnh giảm: Khi kê khai:
Bên bán ghi âm (-) “Chỉ tiêu - Doanh thu và thuế GTGT trên Tờ khai 01/GTGT 
VD 1 :
 -50.000.000
Bên muaghi âm (-) vào Chỉ tiêu giá trị mua và và thuế GTGT trên Tờ khai 01/GTGT.

- Nếu trong kỳ có nhiều hóa đơn khác thì các bạn phải trừ đi số tiền và tiền thuế tương ứng của hóa đơn điều chỉnh giảm, sau đó mới nhập vào Các chỉ tiêu.

VD 2 : (Bên mua) Trong quý 4/2016 các bạn có phát sinh nhiều hóa đơn đầu vào khác và 1 hóa đơn điều chỉnh giảm trị giá: 10.000.000, thuế GTGT: 1.000.000
- Sau khi kê khai xong các hóa đơn đầu vào khác thì Chỉ tiêu 23: 200.000.000, Chỉ tiêu 24: 20.000.000, Chỉ tiêu 25: 20.000.000

-> Tiếp các bạn lấy số tiền xuất hiện ở Chỉ tiêu 23, 24, 25 trên để trừ đi số tiền trên hóa đơn điều chỉnh (vì là điều chỉnh giảm, nên phải trừ đi), cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 23 = 200.000.000 - 10.000.000 = 190.000.000
Chi tiêu 24 = 20.000.000 - 1.000.000 = 19.000.000
Chi tiêu 25 = 20.000.000 - 1.000.000 = 19.000.000

Chú ý: Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.