Quản lý ngoại hối vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

Quản lý ngoại hối vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp   

 

Bên đi vay có thể lựa chọn thực hiện khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện Khoản vay tự vay tự trả theo hình thức trực tuyến hoặc truyền thống

Ngày 26 tháng 02 năm 2016, Ngân hang Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp tại Thông tư số 03/2016/TT-NHNN.

 

Thông tư quy định về:

Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

 

Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài, Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên một năm; Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.

 

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký Khoản vay: 

 

Chuẩn bị Đơn đăng ký Khoản vay -- Gửi hồ sơ -- Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay – Ngân hàng Nhà nước/Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước kiểm tra hồ sơ, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử hoặc tạo mã Khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

 

 

Hồ sơ đăng ký Khoản vay:

 

- Đơn đăng ký Khoản vay.

 

- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay.

 

- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay.

 

- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn Khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.

 

 -Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp Khoản vay được bảo lãnh.

 

- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước.

- Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời Điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

- Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản (trong một số trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư này).

- Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân Khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam

 

- Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

 

- Việc mở và sử dụng tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam

 

Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài Khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ Khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh cho Khoản vay nước ngoài. Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến Khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi).

 

- Việc rút vốn, trả nợ và chuyển tiền khác liên quan đến thực hiện các Khoản vay nước ngoài

TT

Các trường hợp rút vốn không thông qua tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài

Các trường hợp trả nợ không thông qua tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài

1

a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú

Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Bên cho vay;

2

Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm từ Bên cho vay

Trả nợ bằng cổ phần hoặc phần vốn góp của Bên đi vay phù hợp với quy định của pháp luật

3

Rút vốn của Khoản vay nước ngoài dưới hình thuê tài chính

Trả nợ các Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các Khoản phải thu trực tiếp với Bên cho vay

4

Rút vốn thông qua tài Khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp Bên đi vay được phép mở tài Khoản ở nước ngoài để thực hiện Khoản vay nước ngoài.

Trả nợ thông qua tài Khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp Bên đi vay được phép mở tài Khoản ở nước ngoài đểthực hiện Khoản vay nước ngoài).

5

Rút vốn các Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ thanh toán trực tiếp với Bên cho vay.

 

 

- Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch liên quan đến bảo lãnh Khoản vay nước ngoài

Đối với Khoản vay nước ngoài có bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với Bên cho vay nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) khi được yêu cầu theo cam kết tại thỏa thuận vay, văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đã ký kết giữa các bên liên quan.

 

- Việc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin trên Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn).

 

- Chế độ báo cáo thống kê về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

 

Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các Khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống, định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải gửi Chi nhánh báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện các Khoản vay ngắn, trung và dài hạn theo mẫu tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2016 trừ quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc thực hiện các Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, thực hiện Khoản vay nước ngoài ngắn hạn, Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam được quy định tại Điều 50.Điều Khoản chuyển tiếpcủa Thông tư.

Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Thông tư số 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2016